Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Giới thiệu phương thuốc dân gian: CON DẾ

 

CON DẾ

Tên khoa học: 

Dế dũi: Gryllotalpa unispinalpa Sausa 



Dế mèn dế cơm: Gryllodes berthellus Sausa 



Họ dế: Gryllidae

Dế hoang dại chất lượng tốt hơn rất nhiều so với dế nuôi. 

CÁCH CHẾ BIẾN ĐỂ LÀM THUỐC:

Dế cho vào chậu rửa thật sạch, cắt bỏ cánh và một phần chân (đoạn có gai). bỏ vào chảo rang cho chín và sấy cho thật khô để bảo quản. 

CÔNG DỤNG:

Là vị thuốc lưu truyền trong dân gian, theo đông y Dế dũi có vị mặn, tính hàn, hơi có độc, Dế mèn có vị cay tính ôn, hơi có độc, tác động ở 3 kinh: Bàng quang, tiểu trường và đại trường, có tác dụng lợi tiểu tiện, chữa thủy thủng ngoài ra còn có tác dụng thông đại tiện, chữa bịnh khó đẻ.

CÁCH DÙNG:

- Chữa tiểu tiện khó khăn:

Dế dũi 20-30 con, dế mèn 20-30 con ngắt bỏ râu cánh và một phần chân, sao cho chín và sấy cho khô, thêm cam thảo bắc 20 g. Tất cả các vị đem tán hoặc xay thành dạng bột mịn uống hàng ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 1 gram, nên dùng nước nóng chiêu thuốc.

- Một cách dùng khác: dành cho người già tiểu tiện khó khăn hoặc phụ nữ khó đẻ:

Dế mèn 4 con + dế dũi 4 con + cam thảo 3 gram cho thêm vào 400 ml nước đun /sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày (sao,sấy dế như đã nêu ở phần trên)

 

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Giới thiệu cây thuốc quanh ta: CÂY CỎ XƯỚC

 CÂY CỎ XƯỚC 

Bởi nó không phải là cây lương thực thực phẩm cho nên ít người biết nó sinh ra trên quả đất này để làm gì, nhà nông đôi lúc bực mình vì nó mọc trên đất lấn phần cây trồng của họ,…

Theo tôi, tạo hóa không phải là không có lý do để tạo ra một giống cây mà thân của nó trông giống như cái đầu gối của con trâu (nên nó còn có tên Ngưu tất) quả của nó thì người hay động vật đi qua nó sẽ bám dình vào lông hay áo quần (Cỏ xước)
Người Việt Nam mình gọi nó là CÂY CỎ XƯỚC, mấy người làm thuốc ở phương Bắc thì gọi nó là CÂY NGƯU TẤT còn quy ước của thế giới gọi nó là : Achyranthes bidentata Blume
thuộc họ Dền (Amaranthaceae)



Khoa học đã phân tích sơ bộ thấy rằng: Trong rễ của cây cỏ xước có chất Saponin. Thủy phân saponin sẽ có được acid oleanic (C30H48O2) và glucoza, galactoza, rhamnoza. Ngoài ra còn có: inokosteron, ecdysteron & muối kalium.
Cây cỏ xước là cây không có độc, có vị chua, tính bình, vào 2 kinh Can & Thận tác động hành ứ, phá huyết (dùng tươi sống) , có tác dụng bổ gan thận làm mạnh gân cốt (chế biến chín)
Kinh nghiệm dân gian sử dụng cây cỏ xước để làm thuốc: Chữa bệnh viêm khớp, đau nhức mình mẩy, Chữa bịnh cho sản phụ sau sinh máu hôi không sạch, hay phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng từ 3 đến 9 gram (khô)/ ngày (sử dụng dưới dạng thuốc sắc)

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Cây thuốc quanh ta CÂY BỒ NGỌT

 

CÂY BỒ NGỌT


Còn gọi là RAU NGÓT, BÙ NGỌT

Tên khoa học là Sauropus androgynus (L). Merr. 

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. 

Là cây rau, có 5,3% là protid, 3,4% glucid, 3,4 % tro mà chủ yếu là calcium (169 mg%), Phospho (64,5 mg%), vitamin C (185 mg%).

Rau ngót (Bồ ngót) chứa nhiều amino acid (acid amin), đặc biệt là có nhiều acid amin không thay thế, kết quả phân tích 100 gram rau ngót có 0,16 g Lyzine, 0,13 g methyonine, 0,05 g Tryptophan, 0,25 g phenylamin, 0,34 g treonin, 0,17g valin, 0,24 g leucin và 0,17 g Isoleucin

Ngoài công dụng để làm rau ăn, kinh nghiệm dân gian dùng rau ngót để chữa một số bệnh như trẻ em tư lưỡi, chữa sót nhau cho sản phụ.

-          Chữa trẻ em tưa lưỡi: Lấy một nắm lá rau ngót tươi, rửa sạch giả nhỏ, vắt lấy nước, dùng bông gạt hoặc vải mùng thấm nước rau ngót, lau lưỡi, lợi, vòm họng của trẻ, bệnh nhẹ thì chỉ khoảng một giờ sau sẽ khỏi, bệnh nặng thì khoảng một ngày sau sẽ lành. (Tôi đoan chắc như vậy)

-          Chữa sót nhau:Lấy 40-50 gram lá rau ngót, rửa sạch, giả nhỏ đổ thêm khoảng 100 ml nước nguội, rót ra, chia 2 lần uống hai lần mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút, chậm lắm thì 20-30 phút sau nhau sẽ ra. (Từ thông tin này, suy ra ra ngót không nên dùng để làm rau ăn sống)

Kinh nghiệm dân gian chữa sót nhau còn có cách này: Dùng khoảng 15 trái thầu dầu (còn gọi là đu đủ tía) giả nát, đắp vào gan bàn chân, nhau sẽ ra trong vòng 15 phút, khi nhau ra xong nhớ rửa sạch gan bàn chân)

Rau ngót còn dùng kết hợp để chữa nhiều bệnh khác như hổ trợ điều trị bệnh tiểu đường, chữa bệnh nám da của phụ nữ, giúp làm giảm táo bón, trẻ em đái dầm, hổ trợ điều trị bệnh sỏi thận, tăng cường sinh lý cho nam giới,…

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

Cây thuốc quanh ta: CÂY CHÓ ĐẺ

                 DIỆP HẠ CHÂU HAY CÒN GỌI LÀ CÂY CHÓ ĐẺ


Sở dĩ người ta gọi nó là CÂY CHÓ ĐẺ là bởi, sau khi đẻ con xong, chó mẹ thường chạy đi tìm cây này để ăn, mục đích và hiệu quả của loại cây này đối với những con chó mẹ sau sinh chó con cũng chẳng thấy ai nghiên cứu, có thể là ăn cây này tốt cho việc tạo sữa cho chó con bú chăng? Vậy thì vấn đề đặt ra đối với những con chó mẹ ở những nơi không có loại cây này sẽ là như thế nào?
Và, đặc biệt, thông tin di truyền này có được loài chó truyền lại thông qua hệ gene hay từ một nguồn khác (làm sao con chó biết được là phải ăn cây này sau đẻ con?)
CÂY CHÓ ĐẺ có tên khoa học là: Phyllanthus urinaria L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Ở nước ta, chi Phyllanthus có khoảng 40 loài nhưng đáng chú ý là Phyllanthus urinaria L. (chó đẻ răng cưa, quả có gai) và Phyllanthus niruri L. (thường gọi là cây chó đẻ, quả nhẵn).
Trong cây chó đẻ chứa rất nhiều chất thuộc các nhóm hóa học sau:
1- Flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin.
2- Triterpen: stigmasterol, stigmasterol-3-0-ꞵ-glucosid, ꞵ-sitosterol,…
3- Tanin: axit elagic, axit galic…
4- Phenol: methylbrevifolin carboxylat.
5- Axit hữu cơ: axit succinic, axit ferulic, axit dotricontanoic.
6- Lignan: phylanthin.
7- Các thành phần khác: n-octadecan, axit dehydrochebulic methyl ester, triacontanol, phylanthurinol acton.
CÔNG DỤNG:
Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất của CÂY CHÓ ĐẺ có tác dụng bảo vệ gan. Bên cạnh đó, cây chó đẻ còn có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn Coli và diệt nấm.
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.
Trong dân gian, cây chó đẻ đã được dùng để chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hầu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi (giã cây tươi, lọc nước nước rồi bôi lên lưỡi), chàm má (giã nát đắp). Ngoài ra, dược liệu này còn dùng trong điều trị bệnh gan, sốt, rắn rết cắn.
DÙNG CÂY CHÓ ĐẺ CHỮA BỆNH GAN MẬT:
Nếu chỉ dùng đơn lẻ mỗi một cây chó đẻ thì mỗi ngày dùng 40 gram cây chó đẻ khô để sắc uống.
Kinh nghiệm dùng kết hợp :
1- Chó đẻ 20 gr + Màn màn tím 20 gr (khô) sắc uống mỗi ngày, chữa bệnh viêm gan mau lành mau khỏe hơn!
2- Cây chó để 15 gr + Cây màn màn tím 15 gr + cây cà gai leo 15 gr

Không nên dùng quá liều chỉ định!

CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ

  CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ (Muốn chữa được bệnh ung thư thì phải kiên trì) Có thể đã hơn 500 năm hay đã hơn cả ngàn năm qua rồi,...