Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

CÂY XUYÊN TÂM LIÊN


Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees

Họ: Ô rô (Acanthaceae).

Xuyên tâm liên- có nơi còn gọi là: cây Công cộng, Khô đảm thảo, Cây lá đắng, Roi des amers dichery (Pháp), Green chireta (Anh)
Là cây có nguồn gốc Ấn Độ và Sri Lanka, được di thực và trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc.
Người ta dùng chủ yếu lá và rễ của nó để làm thuốc.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Trong lá và thân cây xuyên tâm liên có chứa tanin, đường, chất nhựa và các axit hữu cơ,…Rễ cây có chứa andrographin, apigenin-7, mono-O-methylwithtin, 4′-dimethyl ether,…Ngoài ra, dược liệu này còn có chứa 14-deoxy-11-oxoandrographolide, vitamin B, C, A và 12-didehydroandrographolide
CÔNG DỤNG & LIỀU DÙNG:
Theo đông y thì Xuyên tâm liên có vị rất đắng, tính hàn. tác dụng ở kinh: Phế, Can, tỳ.
Có tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, thân nhiệt táo thấp, thanh tràng chỉ lỵ, thanh phế chỉ khái.
Chủ trị các bệnh:
Viêm ruột, lỵ cấp tính,
Viêm phổi, viêm họng, amidan. ho, ho gà,
Viêm gan virus,
Viêm đường tiết niệu,
Viêm âm đạo, khí hư, đau bụng kinh,
Huyết áp cao,
Đau nhức xương khớp,
Mụn nhọt, Ung thũng đinh độc,
Rắn độc cắn.
Liều dùng: Ngày dùng 4 g đến 16 g dưới dạng thuốc sắc. hoặc bột.
Dùng ngoài: Ngày dùng 20 g đến 40 g lá tươi, giã nát để đắp, hoặc sắc lấy nước rửa chỗ mụn nhọt, ngứa lở.
Chú ý: Do vị thuốc có vị rất đắng nên không dùng thời gian dài, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Những người có bệnh huyết áp thấp cần cân nhắc trước khi sử dụng!
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo, Vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Xuyên tâm liên để điều trị)
Hình ảnh: Internet