Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

DI THỰC



Chúng nó là hai anh em.
Chắc chắn là như vậy, đây không phải là ý kiến cá nhân, mà là ý kiến đã được xác nhận của cộng đồng khoa học trên thế giới. Hai anh em này ngoại hình thì gần như giống nhau như đúc, ấy thế mà có mấy cái lại rất không giống nhau đôi khi cũng vì cái không giống nhau này mà người ta lại chê, rất chê một trong hai anh em ấy.
Chúng nó là ai?
Nếu gọi là anh, thì nơi sinh sống của nó phân bổ nhiều từ vùng núi Hà Tuyên đến vùng Quảng Nam Đà Nẵng
Riêng về cá nhân gần như là song sinh với nó sống ở vùng có mặt trời chiếu sáng dài hơn, được yêu chuộng hơn: Khu vực Nam Trung phần và Nam phần.
Hai anh em sinh đôi này có tên là BỨA và MĂNG CỤT
1- BỨA: Tên khoa học: Garcinia oblongifolia thuộc họ Bứa: Clusiaceae
2- MĂNG CỤT tên khoa học là: Garcinia mangostana, họ Bứa Clusiaceae
Cùng chi bứa nhưng loài Mangostana lại cho quả ngọt lịm ai cũng thích ăn, còn loài Oblongifolia thì cả lá và quả của nó chắc các bà các cô có bầu thì thèm lắm, các ông có lẽ ít ham.

Hai loại quả của hai anh em dòng garcinia này tuy chua ngọt khác nhau nhưng cả hai đều là bổ dưỡng , kinh nghiệm của cha ông chúng ta ngày xưa cho biết-và bây giờ khoa học cũng đã chứng minh ngoài chất dinh dưỡng tương đương nhau, vỏ quả của hai loại này còn có nhiều công dụng, đặc biệt là có thể làm giảm hoạt động của Helicobacter pylori ( vi khuẩn HP-xoắn trùng gây bệnh ở bao tử), Thật sự tôi chưa biết ngoài cho quả ngon ngọt bổ dưỡng, thân,rễ lá măng cụt bà con miền trong có dùng làm gì không,riêng về cây bứa thì người dân quê tôi dùng lá bứa để nấu canh chua (ngon lắm nghe) nếu ai có kinh nghiệm thì dùng lá bứa nấu xoa xoa (thạch xoa- aga aga) cũng ngon như xoa xoa nấu bằng rong câu đấy.( Vườn nhà tôi có cây bứa to lắm, tiếc là bị ngã do bão mất rồi)
Hôm nay, rảnh một chút, lướt qua chợ quê thấy người ta bán nhiều măng cụt, hỏi ra mới biết đây không phải là măng cụt cuối mùa của miền nam chuyển ra mà là măng cụt Quảng Nam.
Trên giác độ khoa học thì việc di thực các loại thực vật từ vùng vĩ tuyến thấp sang vĩ tuyến cao sẽ làm thay đổi quá trình sinh trưởng sinh thực. Măng cụt Quảng Nam ra trái sau măng cụt miền nam là một điều hoàn toàn hợp lý!
Trước đây trong núi ở quê tôi Bứa mọc nhiều lắm, bây giờ người ta ‘’phủ xanh đất trống…’’ bằng các loại cây làm giấy hay trồng thơm. Bứa sinh sống tốt ở núi rừng Quảng Nam thì chắc chắn Măng cụt cũng sẽ sinh sống tốt như cây bứa.

Quảng Nam đã trồng măng cụt có trái chất lượng cao ở Tiên Phước…, vậy thì với mênh mông núi rừng ở phía tây Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, hay ở các huyện miền núi Đông Giang,Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn,…tại sao chúng ta không phát triển măng cụt ?
Việc măng cụt ở Quảng Nam ra trái sau Măng cụt miền nam là một lợi thế của đất nước, lúc nào chúng ta cũng có thể có măng cụt xuất khẩu ra nước ngoài

Không biết các nhà quản lý có suy nghĩ giống tôi không?

CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ

  CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ (Muốn chữa được bệnh ung thư thì phải kiên trì) Có thể đã hơn 500 năm hay đã hơn cả ngàn năm qua rồi,...