Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

 CÂY NGŨ CHI PHONG- NGŨ TRẢO- QUAN ÂM NÚI
& NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH






Mỗi địa phương gọi tên cây khác nhau, Vùng Quảng Nam Đà Nẵng và các tỉnh miền Tây thì gọi nó là cây Ngũ trảo, thế nhưng, cũng tại Quảng Nam, bà con quê tôi gọi là cây Quan Âm núi. 

Tên gọi khác: Mẫu kinh, tiểu kinh, đẻn năm lá, Quan âm núi, Ngũ trảo, Cây chân chim, hoàng kinh, cây ngũ trảo phong, hay cây ô liên mẫu

Tên khoa học: Vitex quinata (Lour.) F. N. Will.

Tên đồng nghĩa: Cornutia quinata Lour., Vitex heterophylla Roxb.

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Công dụng: chữa đái ra máu, lở ngứa ngoài da, viêm phế quản, háo suyễn, phong thấp, trẻ em cam tích, làm cho ăn ngon, dễ tiêu, làm nhẹ người

Quan âm núi hay còn gọi là Ngũ Chi Phong, Ngũ Trảo là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có khả năng chịu hạn. Cây thường mọc rải rác trong các kiểu rừng thứ sinh, ven rừng thứ sinh.

Bộ phận sử dụng:   Lá, quả và vỏ thân



Thành phần hóa học: Là cây có nhiều Crom trong rễ

  • Vỏ thân chứa ecdysteroid.
  • Rễ cây chứa nhiều tinh bột, nhựa và các hoạt chất như Alcaloid, crôm.
  • Quả: Phần vỏ bên ngoài chứa Cayratinin và một hợp chất hóa học có tên Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid.

Tính vị, công năng

Quan âm núi vị đắng, the, tính bình, có công năng hoá thấp, tiêu tích trệ. Nhưng từng bộ phận cũng có khác nhau.

·         Lá quan âm núi có vị đắng, tính mát; có công năng thanh nhiệt, giải biểu.

·         Rễ quan âm núi vị ngọt, đắng, the, tính bình; có công năng chỉ khái, định suyễn, trấn tính, thoái nhiệt.

·         Quả quan âm núi có vị cay, tính ấm có công năng thông khí, lợi khí, tiêu đàm.

·         Vỏ quan âm núi vị đắng nhạt, the, có mùi thơm, có công năng tiêu thực, tán ứ.

Lá quan âm núi được dùng chữa đái ra máu. Quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên bằng hạt và đái đục, bạch đới. Ngày 40 – 60g sắc nước uống. Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã nát, chế thêm khi chắt nước, vắt lấy nước cốt uống. Lá còn được dùng nấu lấy nước ngâm rửa chữa lở ngứa ngoài da.

Rễ Ngũ trảo,-Quan Âm núi được dùng chữa viêm phế quản, háo suyễn, phong thấp, trẻ em cam tích. Còn dùng chữa cảm nóng, cảm lạnh, chân tay đau mỏi. Dùng 40-60g sắc uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Quả quan âm núi được dùng chữa đau bụng, tải lỵ mạn tính, khi dồn lên sinh ho hen. Lấy quả, sao vàng, tán bột. Uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 3 lần.

Vỏ Ngũ trảo,-Quan Âm núi được sắc với nước hoặc ngâm rượu uống làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá. Nhân dân thường dùng vỏ nấu với nước uống thay trà làm cho ăn ngon, dễ tiêu, làm nhẹ người, trừ thấp trệ. Cũng dùng chữa phong thấp.


Những bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây Ngũ Chi Phong-Ngũ Trảo

1. Điều trị bệnh lậu, đi tiểu ra máu, mình mẩy sưng đau

  • Hái lá tươi sắc uống
  • Mỗi ngày dùng từ 30g hoặc cao hơn tùy theo chỉ định của thầy thuốc

2. Chữa trị các chứng phong hàn, cảm mạo

  • Dùng thang thuốc gồm 30g lá ngũ trảo, sinh khương (gừng tươi ) 6g, củ nén 6g.
  • Đem sắc kỹ lấy 300ml nước đặc chia uống 2 lần.
  • Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm
  • Kiên trì uống mỗi ngày 1 thang, nếu đáp ứng tốt sau khoảng 1 – 3 ngày sẽ khỏi bệnh

3. Bài thuốc điều trị bệnh ngứa da, nổi mề đay từ lá cây ngũ trảo

  • Hàng ngày hái một nắm lá dược liệu
  • Đem rửa sạch, ngâm với nước muối
  • Đun sôi lá ngũ trảo với 2 lít nước
  • Để nguội rồi lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh. Trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân thì dùng nước này để tắm hàng ngày.

Lá ngũ chi phong/ ngũ trảo được dùng để nấu nước tắm rửa trị nổi mề đay

4. Điều trị vết bỏng nhẹ do lửa

  • Dùng cành ngũ chi phong/ ngũ trảo rửa sạch, băm nhỏ ra
  • Bỏ dược liệu vào chảo nóng sao cho đến khi cháy thành than (sao tồn tính)
  • Tán dược liệu thành bột mịn
  • Mỗi lần sử dụng, lấy bột thuốc trộn chung với một ít dầu mè bôi bên ngoài vết bỏng
  •  Thực hiện theo cách tương tự 1 – 2 lần trong ngày để vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh kéo da non.

5. Điều trị cảm nắng có biểu hiện đau bụng hoặc bị cảm lạnh gây đau dạ dày

– Bài 1:

  • Chuẩn bị các thành phần: Lá cây ngũ chi phong/ ngũ trảo dạng tươi (15g), đọt non của cây nghể nhẵn (10g)
  • Cả hai đem sắc với 400ml nước cho cô đặc lại còn 200ml
  • Uống làm 2 lần trong ngày cho hết

– Bài 2:

  • Quả ngũ chi phong/ ngũ trảo phơi khô, nghiền thành bột mịn
  • Mỗi lần lấy 6g bột thuốc uống chung với nước đun sôi để nguội

6. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng ruột, sốt rét, ngộ độc

  • Thu hóa lá ngũ chi phong/ ngũ trảo non vào đầu mùa hạ
  • Đem rải dược liệu ra nong nia phơi trong bóng râm cho khô
  • Mỗi ngày dùng 5 – 10g bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống thay trà

7. Chữa trị bệnh hen suyễn cho các trường hợp bị nhiễm lạnh

  • Quả ngũ chi phong/ ngũ trảo chuẩn bị với số lượng lớn, đem sấy khô
  • Đem tán nhuyễn và rây lấy bột mịn bảo quản trong hũ có nắp đậy kín
  • Mỗi lần uống 6g x 3 lần/ngày cho đến khi cắt được cơn hen

8. Trị bệnh nhiễm giun chỉ

  • Chuẩn bị 30g rễ cây ngũ trảo, một ít rượu trắng
  • Đem dược liệu thái phiến mỏng
  • Tẩm rượu rồi đem sao vàng
  • Sắc lấy nước đặc uống trước khi ăn tối khoảng 30 phút

9. Giải độc rắn cắn, phù nước toàn thân

  • Hái 1 nắm lá ngũ chi phong/ ngũ trảo non, rửa sạch với nước muối
  • Đem dược liệu xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt và bã để riêng
  • Phần nước lấy thoa lên khu vực bị phù, bã đắp ngay chỗ bị rắn cắn có tác dụng hút nọc độc ra ngoài.
  • Sau khi sơ cấp cứu với bài thuốc trên, lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để chữa trị.

10. Điều trị bệnh đau lưng cho các trường hợp bị gai cột sống

  • Sử dụng thang thuốc gồm lá ngũ chi phong/ ngũ trảo, lá cây náng hoa trắng, rau bồ cóc liều lượng bằng nhau
  • Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát với một ít muối ăn
  • Cuối cùng thêm một ít rượu trắng khoảng 40 độ vào hỗn hợp thuốc, xào lên cho nóng
  • Đắp thuốc trực tiếp vào khu vực bị gai cột sống gây đau lưng

11. Điều trị bệnh viêm ruột cấp tính, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn ói, viêm dạ dày

  • Chuẩn bị các vị: 20g lá ngũ chi phong/ ngũ trảo, 20g củ chóc (bán hạ chế), 20g thổ hoắc hương, 20g nghể nhẵn
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần dùng

12. Giảm ho cho các trường hợp bị hen suyễn, viêm phế quản

  • Sắc 2g lá ngũ chi phong/ ngũ trảo uống khi còn ấm
  • Hoặc lấy 2g lá ngũ chi phong/ ngũ trảo sắc chung với 6g cam thảo uống trong 10 ngày liên tục.

13. Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính

  • Sử dụng thang thuốc gồm các vị: Quả ngũ chi phong/ ngũ trảo và rau bồ cóc mỗi vị 15g, vỏ quýt chín (trần bì) 6g, lá cây nhót 10g
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc như trên chia làm 2 lần uống
  • Áp dụng một liệu trình liên tục từ 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính.

14. Điều trị bệnh kinh phong, tắc đường thở do nhiều đàm dãi ở trẻ em

  • Dùng lá cây ngũ chi phong/ ngũ trảo kết hợp với măng tre tươi, gừng tươi
  • Các dược liệu trên lần lượt giã lấy nước cốt, để riêng từng loại
  • Khi dùng điều trị bệnh cho trẻ, lấy 50ml nước lá ngũ trảo trộn chung với 50ml nước măng và 3 giọt nước gừng cùng một ít nước đun sôi để nguội. Cho bé uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

15. Điều trị bệnh viêm ruột, nhiễm trực khuẩn lỵ, ăn uống kém tiêu hóa

  • Kết hợp 500g quả cây ngũ chi phong/ ngũ trảo, 250g đường kính và 30g men rượu
  • Quả ngũ trảo và men rượu đem sao vàng, nghiền thành bột mịn.
  • Tiếp tục thêm đường kính vào trộn đều lên, cất vào lọ đậy kín nắp lại để bảo quản được lâu.
  • Mỗi lần lấy 6g pha với nước uống. Ngày dùng 3 – 4 lần trong 3 – 5 ngày liên tiếp.

16. Cây ngũ trảo chữa xuất huyết dạ dày, trào ngược axit dạ dày thực quản

  • Kết hợp 60g rễ dược liệu với 30g thoát lực thảo, 1 con gà mái cỡ vừa
  • Gà vặt sạch lông, móc nội tạng ra và cắt bỏ cả đầu với chân
  • Nhét các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong bụng gà
  • Bỏ gà vào nồi hấp cách thủy cho chín
  •  Cuối cùng lấy bã thuốc ra, chia gà làm vài lần ăn trong ngày

17. Bài thuốc hạ sốt cao, điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, cảm mạo

  • Chuẩn bị các dược liệu: 100g lá ngũ trảo, 20g lá cây ngải diệp, 20g lá chanh, 20g lá hương mao, 20g lá bưởi và 40g lá cam
  • Tất cả rửa sạch, cho vào một cái nồi lớn nấu cùng 5 lít nước trong 10 phút
  • Dùng nước này để xông hơi. Khi xông, ngồi trùm kín chăn từ đầu đến chân, hé vung từng chút một để hơi nước thoát ra ngoài một cách từ từ.

18. Chữa ăn uống kém tiêu hóa, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

  • Chuẩn bị vỏ cây ngũ chi phong/ ngũ trảo, mỗi ngày dùng 12g
  • Rửa sạch dược liệu rồi băm nhỏ ra
  • Sắc lấy nước đặc uống khi thuốc còn ấm
  • Nên dùng trước bữa ăn chính 30 phút

19. Bài thuốc chữa thống kinh ( đau bụng kinh) ở phụ nữ

  •  Dùng 16 – 40g lá dược liệu đem sắc với 500ml
  • Đun sôi, chỉnh nhỏ lửa đun cho đến khi thuốc sắc cạn còn 200ml
  • Gạn ra chia làm 2 phần uống
  • Điều trị bằng thang thuốc này trong 10 ngày liên tục trước kỳ kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh.

20. Điều trị bệnh đau nhức xương khớp, va đập gây tụ máu bầm tím ngoài da

  • Hái lượng lá ngũ trảo tươi vừa đủ, đem sao lá cho héo
  • Để dược liệu nguội bớt còn khoảng 37 độ thì lấy bó vào chỗ đau nhức hoặc bầm tím. Khi thuốc nguội lại tiếp tục bỏ ra sao nóng lại và đắp
  • Thực hiện mỗi ngày 3 lần trong 5 ngày liên tục

21. Điều trị liệt nửa người do ảnh hưởng của tai biến, đột quỵ

  • Lá cây ngũ chi phong/ ngũ trảo đem phơi khô, sao vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ)
  • Để điều trị liệt nửa người, lấy dược liệu đã sơ chế sao nóng lên rồi rải xuống chiếu cho người bệnh nằm lên.
  • Áp dụng trong một thời gian dài liên tục để thấy được hiệu quả.

22. Chữa bệnh tim, hen suyễn, đau mỏi gân cốt

  •  Dùng hạt ngũ chi phong/ ngũ trảo với liều lượng 2 – 4g mỗi ngày
  • Sắc uống ngày 1 thang đều đặn cho đến khi các triệu chứng liên quan dứt hẳn

Kiêng kỵ khi sử dụng cây ngũ chi phong/ ngũ trảo

Không dùng dược liệu ngũ trảo chữa bệnh cho các trường hợp sau:

  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Gầy yếu
  • Táo bón
  • Nóng trong người

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm sử dụng loại cây này làm thuốc thì xin vui lòng hỏi những thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn!