Không phải cứ là thảo dược thì phải thực hiện sản xuất chế biến theo kiểu.... “Thu hái-Rửa sạch-Thái nhỏ-Sao vàng-Khử thổ,... sắc ba chén còn một chén, ba chén còn bảy phân,....”là được.
Nhiều chục năm qua, trong cộng đồng, người ta thông tin nhiều về hiệu quả chữa bệnh của cây đu đủ (Tên khoa học: Carica papaya L thuộc họ Caricaeae) rất cao, tuy nhiên do kiểu hướng dẫn đã nói ở trên hoặc là “Tam sao thất bổn”, hay hướng dẫn kiểu “đẻo cày giữa đường” ... mà từ “Phương thuốc hay- Bài thuốc quý” có trong nhân dân đã bị người dùng mất niềm tin.
Chính vì mục tiêu là sử dụng các proteazae- papain có trong nhựa đu đủ để chữa bệnh mà việc “chiết xuất” để nhận lấy các chất này vô cùng quan trọng, phương pháp mà tôi đề nghị quý vị lưu tâm là: Sử dụng đường, Mật ong, mật mía để ngâm lá, hoa, quả, thân,... đủ đủ nhằm thu hồi các proteazae, papain được khuếch tán qua “dung môi”. Với tỉ lệ tùy theo nồng độ của các proteazae – papain có trong đu đủ, thông thường tỉ lệ mật/đu đủ là 70%
Và một điều không kém quan trọng là khi sử dụng các chất này làm thuốc không nên đun nấu mà chỉ hòa với nước ấm để uống!
1. Điều trị sốt xuất huyết
2. Giảm nhẹ rối loạn kinh nguyệt
3. Điều trị các vấn đề về da
4. Duy trì sức khỏe gan, thận
5. Điều trị sốt rét
6. Giảm bớt những thay đổi tâm lý
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
8. Tăng cường năng lượng
9. Giảm viêm
10. Cải thiện độ nhạy insulin (giúp chữa bệnh tiểu đường)
11. Tốt cho sức khỏe tim mạch
12. Điều trị chứng ợ nóng (do đau dạ dày)
13. Kích thích mọc tóc
14. Có đặc tính chống ung thư
15. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
16. Chống táo bón
17. Chữa bệnh về đường hô hấp, (viêm phổi, hen suyễn)
18. Giải độc cơ thể
Trong lá có rất nhiều Phytochemiscal cụ thể là:
· Alcaloid (carpain, pseudocarpain, macrocyclic piperidin, dehydrocarpain I và II, nicotin,…);
các khoáng chất (Ca, Mg, Na, K, Fe, Mn); các acid béo (linoleic acid, linolenic acid).
Với các thành phần hóa học này cho các tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng nấm, chống giun sán, chống tế bào ung thư, tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, kháng viêm, hạ đường huyết, chống gout.
Dịch chiết lá đu đủ đã được chứng minh là làm giảm tính di căn của ung thư như giảm sự kết dính, di chuyển và xâm lấn bằng cách giảm chất nền ngoại bào – chất hoạt động như chất hấp dẫn hóa trị để kết dính và di chuyển tế bào. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế và tác dụng mới được ghi nhận trên số ít tế bào ung thư nên cần phải nghiên cứu thêm để khẳng định tác dụng của lá đu đủ.
Một số nghiên cứu trên lâm sàng sử dụng dịch chiết (dạng viên nang) của lá đu đủ cho bệnh nhân đang điều trị hóa chất bị giảm tiểu cầu cho thấy chúng giúp làm tăng tiểu cầu và cải thiện các chỉ số về đông máu trên nhóm bệnh nhân này. Dịch chiết của lá đu đủ có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một loại thảo dược khác với liều lượng dao động từ 580-2200mg/ngày, thời gian điều trị từ 5-10 ngày.
Cơ chế được cho là qua hoạt động biểu hiện gen. Carpaine trong chiết xuất lá đu đủ làm tăng hoạt động của một số gen, bao gồm cả thụ thể yếu tố kích hoạt tiểu cầu (PTAFR) và gen arachidonate 12-lipoxygenase (ALOX-12), làm tăng biểu hiện thụ thể CD110 trên tế bào megakaryocyte . Từ đó kích thích tủy xương sản xuất nhiều megakaryocyte hơn. Những tế bào megakaryocytes khi trưởng thành sẽ vỡ ra thành tiểu cầu. Ngoài ra các hợp chất flavoid, chất chống oxy hóa như vitamin C, beta caroten lá đu đủ cũng giúp bảo vệ tế bào, hạn chế tan máu và chảy máu.
Lá xanh là tốt nhất cho sức khỏe của gan. Sự hiện diện của các chất phytochemical như flavonoid và alkaloids cùng với các enzyme như papain trong lá đu đủ hoạt động như những chất giải độc, đồng thời bảo vệ gan và thận khỏi mọi rối loạn chẳng hạn như viêm, tôi rất hy vọng và tin tưởng rằng lá đu đủ làm tốt gan, nếu như dịch lá đu đủ được cho khuếch tán qua mật ong hay nước đường!