Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

TÌM HIỂU VỀ CÂY ĐINH LĂNG

 CÂY ĐINH LĂNG - SÂM NAM DƯƠNG

Tên khoa học: Polyscias fruticosa L. Harms

                         Panax fruticosum   Panax fruticosus

Họ: Ngũ gia bì  Araliaceae

Trong y học người ta dùng rễ hay vỏ rễ đinh lăng phơi hay sấy khô

Thành phần hóa học:

Người ta tìm thấy trong rễ đinh lăng có các alcaloide, glucozit,saponin, flavonoide, tanin, vitamin B, các acid amin không thay thế như Lycin, xystein, methionin

 

Năm 1961, khoa dược lý dược liệu & giải phẫu bệnh lý Viện Y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và nhiều tác dụng khác như:

Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp 5 lần so với bình thường (liều uống  2ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho100 gram thể trọng

Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm thì đinh lăng ít độc hơn

LD50 (tiêm phúc mạc) của Đinh lăng là 32,9 gram/kg thể trọng

LD50 của Nhân sâm là 16,5 gram/kg thể trọng

 

Công dụng & Liều dùng: 

Rễ cây đinh lăng tăng cường đề kháng rất tốt. Giống như cây tam thất

Trong nhân dân, có nơi người ta dùng đinh lăng để chữa ho ra máu, thông tiểu, thông sữa , Kiết lỵ nặng, hoặc dùng để chữa bệnh sốt và làm săn da. 

Liều dùng:  Mỗi ngày dùng 0,23 gram- 0,5 gram bột đinh lăng mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ (30 độ) sẽ làm tăng sức dẻo dai của cơ thể

 

Đơn thuốc có đinh lăng:

1-     Chữa bệnh mệt mỏi biếng ăn, lười hoạt động: dùng 50 gram  thêm 100 ml nước đun sôi 15 phút chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

2-     Thông tia sữa, căng vú sữa: Dùng 30-40 gram Rễ cây đinh lăng thêm 500 ml nước sắc còn một nửa, uống khoảng 3 ngày thì vú hết nhức sữa chảy bình thường