Địa giới nước Việt Nam ta ngày xưa phía bắc giáp với Ải Nam quan của nước Tàu, phía Nam giáp với đất nước Champa (192-1832) ở dãy Hoành Sơn ( Quảng Bình). Trong hàng ngàn năm chung sống, giữa nước Việt và các nước có sự giao thương, một trong các mặt hàng mà cả người phương bắc lẫn người phương nam mang đến bán cho người Việt đó là thuốc chữa bệnh.
Người Việt mua các loại thuốc từ tàu buôn phương bắc (của người Tàu) thì gọi là thuốc Bắc. Các loại thuốc chữa bệnh mua từ phương nam (đa phần là của nước Champa- đường bộ hay đường thủy ) thì gọi là thuốc Nam.
Thuốc Bắc và thuốc Nam có những tương đồng với nhau là được sản xuất đa phần từ thực vật, tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản, đó là:
Thuốc Bắc được bào chế từ thực vật có thể có sử dụng thêm một số chất vô cơ như: Lưu huỳnh(Sulfur),Thạch tín (Asenicum), Phèn chua (Alumen), Hàn the ( Borax), và ....có cả Thủy ngân nữa.
Thuốc Nam thì được sản xuất đơn giản hơn, người ta chỉ việc thu hái thuốc và bào chế bằng cách sao, phơi hay sấy khô – thuốc nam hầu như không sử dụng chất vô cơ để chế biến hay bảo quản.
Có thể kể từ khi người Tây phương đến vùng đông Á, họ mang đến bán thêm một loại thuốc mới và người ta gọi là thuốc Tây để phân biệt với thuốc Nam thuốc Bắc, và rồi sau này gộp chung thuốc bắc thuốc nam thành thuốc Đông y.
Nhân đọc một số tài liệu, thấy nhiều ý kiến giải thích về tên gọi thuốc nam cá nhân tôi thấy sự giải thích chưa được thỏa đáng nên mạo muội nêu một số ý kiến cá nhân gọi là cùng bình luận trao đổi.
Tôi cho rằng, gọi thuốc Bắc là hiểu đó thuốc của người Tàu, thuốc Nam là thuốc của người Chăm .
Và, tất nhiên, bây giờ thì thuốc Nam là của người Việt Nam