Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Giới thiệu bài thuốc dân gian: NỒI LÁ XÔNG CHỮA BỆNH CẢM CÚM

Trước đây, người dân quê chúng tôi mỗi lần thấy cơ thể nóng sốt nhẹ, ho, cảm,... thì chỉ cần ra vườn "góp" một nồi lá xông, xông vài lần là khỏi bệnh.

Xin ghi lại thành phần cơ bản của nồi lá xông chữa bệnh cảm cúm mà bà con nhà quê chúng tôi đã từng dùng ngày xưa (tất nhiên đến nay vẫn còn nhiều người áp dụng)



 

Giới thiệu cây thuốc quanh ta: CÂY HOANG DẠI NHƯNG CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG VIRUS MẠNH

 Nếu bạn thấy mệt mỏi, mất sức chiến đấu, nóng sốt nhẹ thì hãy hái một vài cây, rửa sạch, hơ trên ngọn lửa cho héo, cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi chừng 10-15 phút, lấy nước mà uống, sức khỏe của bạn cải thiện rất nhanh chóng.

Cây mà tôi muốn giới thiệu đó là:
Cây MÀN MÀN HOA TÍM Còn gọi là màn-ri tím, cây màn màn,...
(Cleome chelidonii L.f thuộc họ Màn màn Capparaceae)



Là cây thân thảo, cao hay thấp tùy vùng , có nơi cao từ 40-100 cm
Thân có một ít lông, 5 cạnh,màu xanh nhạt (trong vùng rợp có màu đỏ. Cuống lá dài bằng phiến lá hoặc hơn 1,5 lần phiến lá, Lá có ba lá chét lá giữa dài hơn hai lá hai bên.
Hoa đơn mọc ở nách lá, cuống hoa thường dài hơn lá, hoa có 4 lá đài xanh, hoa có 4 cánh màu tím, hoa có 6 nhị, bao phấn màu lam, bầu hoa có lông, vòi nhụy ngắn, Quả có hình dạng giống quả cải dài.
Màn màn tím thường mọc ở vùng đất thấp, bãi trống, mọc xen trong nhiều loại cây trồng cạn, sống quanh năm, hầu như trên khắp các nước nhiệt đới đều có mọc loại cây hoang dã này.
Các thành phần hoạt chất có chứa trong cây màn màn tím cơ bản gồm: các flavoide có dược tính cao như: alucocleomin, glucocapparin, ...Ngoài ra trong hạt của cây có chứa 0,1% axit viscosic, 0,04% viscosin. Bên cạnh đó còn có các protein, chất béo, vitamin A, đường khử cũng chứa nhiều trong loại cây này.




Kết quả phân tích chi tiết về thành phần hóa học của màn màn trong thời gian gần đây cho thấy thành phần hóa học có trong cây màn màn tím gồm các chất sau: ( Số liệu phân tích của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam- Mã đề tài: 62-44-01-17)
- Cleomeside A, cleomeside B và cleomeside C.
- Quercitrin
- Isoquercitrin
- Quercetin 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-α-Lrhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside
- Quercetin-3-O-[2"-O-(6'''-p-coumaroyl)-β-Dglucopyranosyl]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside
- Kaempferol-3-O-(2,4- O-diacetyl-α-L-rhamnopyranoside) (
- Kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-O-β-Dglucopyranoside (19), glycerol monostearate
- Ethyl α-galactopyranoside
- Adenine
- Emodin-8-O-β-D-glucopyranoside.
Quan sát thực tế trong tự nhiên thấy rằng, tuy là loài cỏ dại nhưng màn màn không phải là thức ăn dành cho động vật nhai lại.
Nguyên nhân động vật nhai lại không thể ăn được cây này là bởi trong cây màn màn có quá nhiều chất có khả năng kháng khuẩn (Vi khuẩn , virus) những chất này sẽ gây hại hệ vi khuẩn phân giải cellulose trong lá sách của động vật nhai lại, sẽ gây đình trệ quá trình tiêu hóa của nhóm động vật này!
Ngoài việc có thể sử dụng cây màn màn hoa tím làm thức ăn, chế biến các món ăn ngon như rau luộc, muối dưa, cây màn màn hoa tím còn được người dân dùng làm thuốc để chữa nhiều bệnh.
Theo đông y, Màn màn có vị cay, ấm, không độc, làm tiêu đờm, hạ khí, tiêu độc, hết chóng mặt, kinh nghiệm lâu đời nhân dân ta đã biết dùng màn màn làm thuốc chữa các bệnh nóng lạnh, đau đầu, ho hen, chữa bệnh ngoài da, bệnh vàng da (do viêm gan), suy thận, lá màn màn dùng chữa rắn cắn (giả nhỏ, đắp lên vết thương do rắn cắn).
Thống kê kinh nghiệm dân gian cho thấy rằng cây màn màn tím đã được người dân dùng để chữa các chứng bệnh như sau:
- Trị bệnh cảm cúm, nhức đầu,viêm mũi, viêm tai
- Trị chấy rận và giun sán.
- Nâng cao thể trạng (người có da xanh xao, mệt mỏi)
- Bệnh đau khớp xương, phong tê thấp bong gân, trầy da
- Chữa bệnh lao hạch, Bệnh viêm thận mãn tính.
- Bệnh xơ gan, viêm gan B mạn tính, gan nhiễm mỡ.
- Chứng nóng trong người, thường xuyên chảy máu cam
- Người bình thường vẫn có thể sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe.

CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ

  CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ (Muốn chữa được bệnh ung thư thì phải kiên trì) Có thể đã hơn 500 năm hay đã hơn cả ngàn năm qua rồi,...