Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH GAN THẬN

Nhiều người gọi điện hỏi về mô tả hình dáng một số cây thuốc Nam có nêu trong một số bài viết, hôm nay đi tìm thuốc cho mấy người bị bệnh thận nặng chụp tạm mấy pô :

Cây Bạc thau
Tên khoa học: Argyreia acuta Lour, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.


Bộ phận dùng: Ðoạn thân mang lá - Herba Argyreiae; có khi dùng cả rễ.


Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ven bờ bụi. Có thu hái thân, lá quanh năm. Lá thường dùng tươi. Cành lá, rễ đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể tẩm rượu sao qua rồi mới dùng.
Tính vị, tác dụng: Bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn. Ngày dùng 20-40g tươi hoặc 12-20 khô, dạng thuốc sắc.


Ðơn thuốc:
1. Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. 2. Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.


3. Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.


4. Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.


5. Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp.


6. Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa.


7. Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp.


Hình: Cây Lá Cách
Tên khoa học:Premna corymbosa (Burm. f.) Rottl. et Willd. (P. integrifolia L.), thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Trị bệnh phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Ở Ấn Độ, cây được dùng trị đau dây thần kinh; rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Ở Ấn Độ và Inđônêxia, người ta còn dùng cây trị bệnh đau gan, đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt. Lá cách được dùng nhiều ở Ấn Độ làm thuốc trị cảm lạnh và sốt, trị đầy hơi và dùng dưới dạng xúp làm thuốc lợi tiêu hoá, gây trung tiện. Ngày dùng 8-12g lá, đọt cây; rễ dùng với liều ít hơn.

Hình: Cây Nàng nàng
( tên khoa học: Callicarpa cana L. họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Là cây thuốc quen dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thương và trừ mụn nhọt. Phụ nữ huyết nhiệt kinh bế, dùng nó rất hay. Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt. Ngày dùng 4-8(6-12g), dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Có nhiều bài thuốc sử dụng cây Nàng nàng kết hợp rất hiệu quả để chữa nhiều bệnh khác nhau- Mời xem các bài đã ghi trong blog nầy.


Hình : Cây Dâu tằm .
Tên khoa học Morus alba L. họ Dâu tằm Moraceae

Đây là cây dâu cổ thụ và có giá trị chữa bệnh gan thận rất tốt ở Quảng Nam, cây dâu nầy có rất nhiều tuổi,đặc biệt trên thân ,cành dâu có nhiều cây tầm gửi sống ký sinh, Tầm gửi Dâu là cây quí nhất trong các loại tầm gửi chữa bệnh gan thận, đặc biệt là bệnh thận, người bị bịnh suy thận, thận hư nhiễm mỡ,...uống cây tầm gửi nầy là chữa được bệnh. Ở huyện Hòa Vang chỉ có 1 cây dâu có tầm gửi nhưng đã bị chết từ lâu, cây nầy ở Quảng Nam- chắc là cây dâu to nhất  một và chỉ một có ở Quảng Nam hiện nay .

Hình: Cây sung
Tên khoa học Ficus glomerata Roxb.var.chittagonga.
Họ Dâu tằm Moraceae


nằm ở bờ khe Trúc Hà, có thể nó đã chứng kiến nhiều loại bọn đạn của nhiều cuộc chiến tranh, kể cả cuộc chiến giữa Nguyễn Vương và Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhiều người có ý định mua nó về làm kiểng nhưng chưa có ai dám cả gan dời cây nầy đi nơi khác !
Cây Ngái
Tên khoa học: Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Thường dùng để chữa các bệnh:
1. Cảm mạo, viêm nhánh phế quản;
2. Tiêu hoá kém, lỵ;
3. Phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương;
4. Cụm nhọt ở nách, đinh râu. Liều dùng: 15-30g, dạng thuốc sắc. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa.
5. Công dụng khác: Có ghi trong các bài thuốc .

Cây Lá lốt Piper lolot L.
Họ Hồ tiêu-Piperaceae

Cây Lá Lốt trong ảnh được chụp tại khu rừng thuộc làng A Chom 1 xã Cà Dăng,huyện Đông Giang (huyện Hiên cũ) ,Quảng Nam.
Cây lá lốt dùng để ăn, rễ thân lá được người dân dùng để chữa bệnh viêm khớp.Nhức răng, Phối hợp sử dụng với các vị khác tạo thành thuốc chữa bệnh Gan, bệnh khớp,...


CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ

  CÂY THUỐC QUÝ CHỮA ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ (Muốn chữa được bệnh ung thư thì phải kiên trì) Có thể đã hơn 500 năm hay đã hơn cả ngàn năm qua rồi,...